2024-10-09 04:01:49
Các mẫu hình tam giác có ba biến thể chính và xuất hiện thường xuyên trên thị trường ngoại hối. Các mô hình này cung cấp cho các trader cái nhìn sâu sắc hơn về chuyển động giá trong tương lai và khả năng tiếp tục xu hướng hiện tại. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng tam giác đều có thể được giải thích theo cùng một cách, đó là lý do tại sao cần phải hiểu từng dạng mẫu hình tam giác riêng lẻ.
Mô hình tam giác là mô hình tích luỹ thường xuất hiện ở giữa một xu hướng và báo hiệu cho sự tiếp diễn của xu hướng đó. Mô hình này được hình thành bằng cách vẽ hai đường trendline hội tụ nhau khi giá đang tạm thời đi sideway. Các trader thường chờ đợi tín hiệu breakout theo chiều của xu hướng trước đó để vào lệnh.
Mô hình tam giác
Có 3 mô hình tam giác điển hình bao gồm: Tam giác cân, tam giác tăng và tam giác giảm.
Mô hình tam giác cân
Đúng như tên của nó, mô hình tam giác cân được hình thành bời một trendline tăng và một trendline giảm. Sự khác biệt giữa mô hình tam giác cân với các tam giác khác là mô hình này mang tính trung lập và không nghiêng về bất kỳ xu hướng nào. Mặc dù bản thân là một tam giác trung lập nhưng nó vẫn ủng hộ sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại và các trader có thể tìm kiếm điểm breakout phá khỏi tam giác theo xu hướng cũ.
Chiến lược giao dịch với mô hình tam giác cân:
Biểu đồ phía dưới thể hiện một mô hình tam giác cân. Khoảng cách giữa 2 cạnh của tam giác được sử dụng để tính toán mục tiêu sau khi giá breakout khỏi mô hình. Điều quan trọng cần nhớ là mô hình tam giác cân hoàn hảo cực kì hiếm gặp và các trader không nên quá vội vàng bỏ qua những mô hình không hoàn hảo. Nên hiểu rằng việc phân tích tam giác không phải để tìm ra mô hình hoàn hảo mà là để giúp chúng ta hiểu hơn về cách cảm nhận thị trường, thông qua price action.
Chiến lược giao dịch với mô hình tam giác cân
>> Xem thêm: Các mô hình giá thường gặp trong PTKT.
Mô hình tam giác tăng tương tự như tam giác cân ngoại trừ cạnh trên nằm ngang và cạnh dưới là một trendline tăng. Mô hình này thể hiện rằng bên mua chiếm ưu thế hơn bên bán và tạo ra hàng loạt đáy sau cao hơn đáy trước. Mô hình hoàn thành khi giá break khỏi tam giác theo chiều của xu hướng trước đó.
Vị trí hình thành của tam giác tăng sẽ là yếu tố quyết định đây là một mô hình tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng. Tam giác tăng cũng có thể xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm, như một dấu hiệu về việc động lượng giảm đang cạn dần và sự đảo chiều có tiềm năng xảy ra. Vì vậy, vị trí của tam giác trong mối tương quan với xu hướng rất quan trọng.
Khi sử dụng mô hình tam giác tăng, trader cần tính khoảng cách của cạnh trên và cạnh dưới tại thời điểm bắt đầu mô hình. Khoảng cách này sau đó sẽ được dùng để làm mục tiêu chốt lời, tính từ điểm giá break out khỏi cạnh trên.
Hình minh họa dưới đây cho thấy khoảng cách từ A đến B bằng khoảng cách từ C đến D, với D là mức chốt lời dự kiến.
Kỹ thuật giao dịch với mô hình tam giác tăng
Khi giao dịch với mô hình tam giác tăng, việc đầu tiên các trader cần làm là xác định xu hướng tăng (hình dưới). Sau khi giá bứt phá mạnh lên trên ngưỡng kháng cự, trader mở vị thế Long, đặt điểm dừng lỗ dưới đáy gần nhất, và chốt lời theo phương pháp nói trên.
Áp dụng mô hình tam giác tăng vào giao dịch forex
Mô hình tam giác giảm có cạnh trên là một đường xu hướng giảm và cạnh dưới nằm ngang. Mô hình này thể hiện bên bán chiếm ưu thế hơn bên mua và tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mô hình được hoàn thành khi giá break out khỏi tam giác theo chiều của xu hướng chung. Những đặc điểm của mô hình tam giác giảm:
Tương tự như mô hình tam giác tăng, các trader sẽ đo khoảng cách từ điểm bắt đầu của mô hình, từ điểm cao nhất của tam giác kéo xuống cạnh dưới. Khoảng cách đó sẽ tương ứng với khoảng cách từ điểm breakout tới điểm chốt lời.
Hình minh họa dưới đây mô tả khoảng cách từ A đến B bằng khoảng cách từ C đến D, với D là điểm chốt lời tiềm năng.
Kỹ thuật khi sử dụng mô hình tam giác giảm
>> Xem thêm: 3 bẫy tâm lý trader thường mắc phải và cách khắc phục.
Khi giao dịch mô hình tam giác giảm, trước hết các trader cần xác định xu hướng giảm (hình dưới). Sau đó, tam giác giảm hình thành khi các cây nến bắt đầu tích lũy. Sau khi giá break khỏi cạnh dưới, trader có thể mở vị thế Short, đặt điểm dừng lỗ trên đỉnh gần nhất và chốt lời theo phương pháp nói trên.
Áp dụng mô hình tam giác giảm vào giao dịch forex
Ưu và nhược điểm của mô hình tam giác
Ưu điểm
Nhược điểm
>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.
2024-10-09 01:09:27
2024-10-09 06:39:10
2024-10-09 08:35:59
2024-10-09 06:39:08
2024-10-09 07:57:52
2024-10-09 06:53:59
2024-10-09 00:01:09
2024-10-09 00:10:55
2024-10-08 07:13:37
2024-10-09 07:55:32
2024-10-09 06:47:56
2024-10-09 00:01:37